Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2013

Dàn ý ôn tập một số bài văn THCS Lý Thảo


Nguyễn Du (1766-1820)
Cụ tự là Tố Như, hiệu Thanh Hiên, người làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Tỉnh Hà Tĩnh. Tổ tiên nhà cụ đời đời làm quan với nhà Hậu Lê. Cụ có khí tiết: sau khi Tây Sơn dứt nhà Lê, cụ không chịu ra làm quan, chỉ lấy chơi bời săn bắn làm vui, trong chín mươi chín ngọn núi Hồng Sơn (ở vùng Nghệ An, Hà Tĩnh) không chỗ nào cụ không đi tới.
 Năm Gia Long nguyên niên (1802), cụ được triệu ra làm tri huyện huyện Phù Dực (nay thuộc Tỉnh Thái Bình), rồi được ít lâu thăng tri phủ Thường Tín (Hà Đông). Năm thứ tám (1809), cụ ra làm cai bạ tỉnh Quảng Bình. Năm thứ mười hai (1813), thăng Cần chánh điện học sĩ, sung làm chánh sứ sang cống bên Tàu. Đến khi về, thăng Lễ bộ hữu tham tri.Năm Minh mệnh nguyên niên (1820), lại có mệnh sang sứ Tàu, nhưng chưa kịp đi thì cụ mất, thọ 56 tuổi.
Cụ học rộng, không những tinh thâm nho học, lại thông đạt cả đạo Phật, đạo Lão. Cụ làm nhiều thơ văn và sách vở bằng chữ nho, như Thanh hiên tiền hậu tập, Bắc hành thi tập, Nam trung tạp ngâm, Lê quý kỷ sự. Đoạn trường tân thanh ,Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh  Ba tập thơ chữ Hán điển hình * Thanh Hiên Thi Tập * Nam Trung Tạp Ngâm * Bắc Hành Tạp Lục
Năm 1965, Nguyễn Du chính thức được nhà nước làm lễ kỷ niệm, Hội đồng hoà bình thế giới ghi tên ông trong danh sách những nhà văn hoá thế giới. Nhà lưu niệm Nguyễn Du được xây dựng ở làng quê ông xã Tiên Điền. Trường viết văn để đào tạo những cây bút mới mang tên ông.
Truyện Kiều: Đây là một một truyện thơ Nôm viết bằng thể lục bát. gồm 3.254 câu thơ, dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện viết ở khoảng đầu thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 17 của Thanh Tâm Tài Nhân, một văn sĩ người Trung Quốc
Có thuyết nói Nguyễn Du viết Truyện Kiều sau khi đi sứ Trung Quốc (1814-1820).
DÀN Ý PHÂN TÍCH CÁC BÀI:
BÀI 1: Đoạn trích “chị em thúy Kiều”.
Đầu lòng hai ả tố nga,/ Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân. /Mai cốt cách, tuyết tinh thần/, Một người một vẻ, mười phân vẹn mười./ Vân xem trang trọng khác vời,/ Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang. /Hoa cười ngọc thốt đoan trang, /Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da./ Kiều càng sắc sảo, mặn mà,/ So bề tài, sắc, lại là phần hơn./ Làn thu thủy, nét xuân sơn, /Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. /Một, hai nghiêng nước nghiêng thành,/ Sắc đành đòi một, tài đành họa hai./ Thông minh vốn sẵn tư trời, /Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm. /Cung thương làu bậc ngũ âm, /Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương. /Khúc nhà tay lựa nên chương,/ Một thiên bạc mệnh, lại càng não nhân. /Phong lưu rất mực hồng quần,/ Xuân xanh sấp xỉ tới tuần cập kê/ Êm đềm trướng rủ màn che, /Tường đông ong bướm đi về mặc ai.
MB: SGK văn học 9 tập một có viết: “Với bút pháp tinh diệu, Nguyễn Du không những dựng lên được hai chân dung “Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười” mà dường như còn nói được cả tính cách, thân phận ..toát ra từ diện mạo của mỗi vẻ đẹp riêng
TB: - 4 câu đầu: Giới thiệu chị em Thúy Kiều: Tác giả ca ngợi chị em Thúy Kiều đều mang vẻ đẹp cả ngoại hình lẫn tính nết. Cả hai đều được  tác giả miêu tả là “mười phân vẹn mười
- 4 câu tiếp tả vẻ đẹp của Thúy Vân: Với những từ ngữ trau truốt, gợi những hình ảnh ước lệ, tượng trưng đẹp và giàu sức gợi tả, được chọn lọc qua tâm hồn mẫn cảm, tinh tế, Nguyễn Du đã khắc họa rất sống động vẻ đẹp đài các, đoan trang viên mãn mơn mởn sức sống của Thúy Vân, biểu hiện tâm hồn vô tư, dự báo trước một cuộc đời yên ổn, vinh hoa phú quý sẽ mỉm cười, vui vẻ rước đón nàng.
- 12 câu tiếp: Chân dung Thúy Kiều: Cùng những từ ngữ, hình ảnh ước lệ tượng trưng được lọc qua tâm hồn mẫn cảm tinh tế, qua ngòi bút miêu tả tài hoa của đại thi hào hình ảnh nàng Kiều hiện lên lộng lẫy sắc nước hương trời đến hoa phải ghen, liễu phải hờn. Thiên nhiên đố kị, ghen ghét với nàng. Hồng nhan bạc mệnh, cái “sắc sảo mặn mà” khiến thiên nhiên cũng phải đố kị, ghen ghét ấy đã dự báo một cuộc đời đầy sóng gió, bể dâu sẽ ập đến với nàng.
          Tác giả khéo léo tả Vân trước để làm nổi bật Thúy Kiều. Đó là nghệ thuật đòn bẩy. Nếu Vân được tả là cô gái phúc hậu với khuôn mặt tròn như mặt trăng, đôi lông mày đậm như mày ngài mắt phượng “khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang” thì Thúy Kiều lại được tả là “sắc sảo mặn mà” hơn hẳn Thủy Vân. Khác hẳn Thúy Vân, Thúy Kiều thông minh, đa tài, đa cảm dường như số phận cuộc đời đã nhập vào điệu hồn riêng của nàng để hóa lên bản đàn “bạc mệnh”. Cả diện mạo bên ngoài và diện mạo tâm hồn cùng hé mở dần tính cách, số phận của nàng Kiều.
- 4 câu cuối:Tác giả khẳng định Thúy Kiều và Thúy Vân đều sống nghiêm túc sung sướng trong cảnh “êm đềm chướng rủ màn che”, chưa hề chú ý đến chuyện yêu đương cho dù “Tường đông ong bướm đi về” cũng vẫn “mặc ai”.
- Bút pháp nghệ thuật miêu tả chân dung Chị em Kiều: Dẫu vẫn sử dụng nghệ thuật miêu tả ước lệ tượng trưng của văn học cổ điển, thế nhưng với tâm hồn mẫn cảm tài hoa, chắt lọc, trau chuốt ngôn từ, Nguyễn Du đã khắc họa thật sinh động hai bức chân dung Thúy Vân và Thúy Kiều mỗi người mỗi vẻ đẹp riêng, toát lên từng tính cách từng số phận riêng, không lẫn vào nhau không thể phai nhạt trong tâm hồn người.
-KB: Bằng bút pháp miêu tả tinh tế, sử điển cố, bút pháp ước lệ tượng trưng, Nguyễn Du đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật Thúy Vân và Thúy Kiều về tài sắc và cả số phận. Qua đó chúng ta càng thấy tâm phục, trân trọng tài hoa của đại thi hào dt Nguyễn Du.
BÀI 2:ĐỀ: Phân tích tâm trạng Kiều qua đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
Trước lầu Ngưng bích khóa xuân, Vẻ non xa, tấm trăng gần, ở chung. Bốn bề bát ngát xa trông, (1035) Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia. Bẽ bàng mây sớm đèn khuya, Nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng. Tưởng người dưới nguyệt chén đồng, Tin sương luống những rày trông mai chờ. (1040) Bên trời góc bể bơ vơ, Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh, những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa, (1045) Có khi gốc tử đã vừa người ôm? Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác, biết là về đâu? (1050) Buồn trông nội cỏ dàu dàu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Buồn trông gió cuốn mặt ghềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồị
MB: Giới thiệu nhân vật Thúy Kiều trong tác phẩm truyện Kiều. dẫn ra tâm trạng Kiều ở lầu Ngưng Bích.
TB: - Phân tích diễn biến tâm trạng Kiều
- Cảnh huống hiện tại cuốn hồn nàng vào cảm xúc cô đơn, buồn tủi, xót xa “ Trước lầu...như chia tấm lòng
- Nàng nhớ thương chàng Kim trong mặc cảm của người tình tội lỗi “tưởng người...cho phai
- Nàng nhớ thương cha mẹ trong mặc cảm của một người con không làm tròn đạo hiếu “Xót người tựa cửa....đã vừa người ôm
- “Cửa bể chiều hôm” buồn dâng điệp điệp. Trông vời đâu đâu nàng cũng thấy cảnh vật cứ như khơi như vẽ cõi lòng đang xô dạt, chơi vơi, tàn tạ, vật vã, trăm nỗi tơi bời của mình “Buồn trông...ghế ngồi”.
-Đánh giá tổng quát: + “Sầu đong càng lắc càng đầy” Để cho thấy Thúy Kiều mỗi lúc một lắng sâu vào cõi lòng mình. Nguyễn Du càng khơi dậy được bao nỗi niềm thổn thức, trăn trở, cuộn dâng thành lớp lớp sóng buồn xô dạt trong lòng nàng. Trước mắt nàng, tương lai mờ mịt như tít tắp trùng dương.
+ Những từ láy, điệp ngữ, những hình ảnh thiên nhiên được xuất hiện thành những nét vẽ nghệ thuật khắc họa làm ngời lên những biến thái của tâm hồn Thúy Kiều.
+ Hòa vào lời độc thoại nội tâm chứa chan cảm xúc của Thúy Kiều có cả âm vang của tiếng lòng đồng cảm trân trọng nàng của trái tim nghệ sĩ thiên tài Nguyễn Du.
KB:
BÀI 3: Phân tích đoạn trích “Cảnh ngày xuân”
Ngày xuân con én đưa thoi,/ Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi./Cỏ non xanh tận chân trời/ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa./Thanh minh trong tiết tháng ba,/ Lễ là tảo mộ, hội là đạp Thanh. /Gần xa nô nức yến anh, / Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân. Dập dìu tài tử, giai nhân, Ngựa xe như nước áo quần như nêm. Ngổn ngang gò đống kéo lên, Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay. (50) Tà tà bóng ngả về tây, Chị em thơ thẩn dan tay ra về. Bước dần theo ngọn tiểu khê, Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh. Nao nao dòng nước uốn quanh, (55) Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.”
MB:
TB: - 4 câu đầu: Khung cảnh thiên nhiên và vẻ đẹp riêng của ngày xuân:
+ Hai câu đầu vừa gợi thời gian, vừa gợi không gian. Tháng 3 là tháng cuối cùng của mùa xuân với những cánh én chao liệng trên bầu trời.
+Hai câu tiếp là bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân mới mẻ xanh tươi, xanh tươi, tinh khôi giàu sức sống nhẹ nhàng tinh khiết, khoáng đạt trong trẻo.
-> Cái khéo trong nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du là chỉ chọn những nét đặc trưng tiêu biểu của mùa xuân để gợi cái thần của cảnh vật. Nhà thơ Thanh Hải sau này tả mùa xuân cũng chọn chim chiền chiện là dấu hiệu của mùa xuân, bông hoa tím biếc tô điểm cho bức tranh có màu xanh của dòng sông làm nền. Ở đây Nguyễn Du đã lấy màu trắng tinh khôi chúm chím của hoa lê điểm tô trên nền xanh của thảm cỏ “tới chân trời” làm cho cảnh vật càng trở nên diệu kì ,có hồn khiến người đọc như muốn hòa mình vào không gian tuyệt diệu ấy. Bức tranh ấy có sự ấm nồng của khí mùa xuân, bao la đất trời, của sắc xuân tinh khôi cứ thế lan tỏa trong lòng người. Cách miêu tả tinh tế của ND đã làm cho người đọc thêm yêu mùa xuân yêu cuộc sống.
- Khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh 8 câu tiếp
Tác giả đã sử dụng nhiều từ láy, bpnt so sánh cho ta thấy không khí lễ hội mùa xuân thật tưng bừng, người đi như nêm cối. Chủ yếu là tài tử giai nhân sánh bước thật vui vẻ. Họ náo nức, ríu rít như chom yến oanh thật vui nhộn.
          Trong khi tảo mộ họ chất quần áo vàng mã như “gò đống kéo lên”. Điều đó phản ánh tục đốt tiền giấy cho người đã khuất mà nay vẫn còn phổ biến. Tục lệ tảo mộ thanh minh thể hiện truyền thống hiếu thảo biết ơn tổ tiên.
- Cảnh chị em Thúy Kiều đi du xuân trở về
Cảnh vật vẫn mang cái thanh cái dịu của mùa xuân nhưng so với 4 câu đầu thì cảnh đã nhuốm màu tâm trạng của Chị em Kiều. Tác giả đã thành công khi sử dụng các từ láy “nao nao”..để diễn tả thời gian trôi chậm của buổi hoàng hôn, diễn tả nỗi buồn thấm sâu vào cảnh vật, tâm trạng man mác bâng khuâng của lòng người “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, đặc biệt là vẻ thẫn thờ tiếc nuối của hai cô gái khi hội vừa tan. Cảnh hoàng hôn thật nên thơ: hai chị em Thúy Kiều thướt tha dắt tay nhau dạo bước bên khung cảnh đẹp với suối uốn quanh, thác ghềnh nhịp cầu.. tất cả tạo nên vẻ đẹp thơ mộng và lãng mạn tôn thêm vẻ đẹp của hai thiếu nữ phúc hậu, sắc sảo mặn mà.
          Nghệ thuật miêu tả tinh tế đặc sắc, sử dụng hình ảnh tượng trưng đặc trưng cho mùa xuân, các biện pháp tu từ từ láy, -> Gợi lên khung cảnh mùa xuân tuyệt đẹp trong trẻo tinh khôi và thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương con người của ND
KB
ĐỀ 4: Phân tích hình ảnh Thúy Kiều xuất hiện qua 3 đoạn: “Chị em thúy Kiều”, “Mã Giám Sinh mua Kiều”, “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
MB:  Tố Hữu đã từng nói “Bài thơ hay làm cho người ta không còn cảm thấy câu thơ, chỉ còn cảm thấy tình người. Quên rằng đó là tiếng nói của ai, người ta thấy nó như tiếng ca từ trong lòng mình, như là của mình vậy..” . Đúng vậy đến với truyện Kiều, ta không còn cảm thấy câu thơ ở đâu nữa mà chỉ còn thấy hiện lên hình ảnh những con người ở đây. Đặc biệt là Thúy Kiều, một người phụ nữ tài hoa mà bạc mệnh. Hình ảnh Thúy Kiều được thể hiện rõ nét qua 3 đoạn trích “Chị em thúy Kiều”, “Mã Giám Sinh mua Kiều”, “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
TB:
- Kiều là một người phụ nữ có tài sắc, tâm đức vẹn toàn:
+ Về tài sắc: Thúy Kiều hiện lên với lòng ngưỡng mộ sâu sắc của tác giả: “Mai cốt cách  tuyết tinh thần/ Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười” 
Thúy Kiều với sắc đẹp tuyệt trần: “Làn thu thủy nét xuân sơn/Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh/Một hai nghiêng nước nghiêng thành”
Với những hình ảnh so sánh, nhân hóa, điển cố...đẹp hòa vào ngòi bút miêu tả chấm phá, ước lệ, tượng trưng đưa kiều xuất hiện thành một tuyệt thế giai nhân. Sắc làm cho “ Nghiêng nước, nghiêng thành” đến hoa phải ghen, liễu phải hờn.
     Thúy Kiều không chỉ mang sắc đẹp huyền bí mà tài cũng được hội tụ đầy đủ cầm kì thi họa: “Sắc đành đòi một tài đành họa hai/ Thông minh vốn sẵn tính trời/ Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm/ Cung thương làu bậc ngũ âm/ Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương”.
Thúy Kiều vừa có sắc đẹp vừa có tài. Theo quan niệm phong kiến vẫn nói hồng nhan thì bạc mệnh cho nên khi Nguyễn Du nói “tài làm chi lắm cho trời đất ghen” cũng có nghĩa là dự cảm về số phận của Kiều sẽ không suôn sẻ. Ngay mở đầu tác phẩm Truyện Kiều Nguyễn Du đã từng triết kí một quy luật cũng đã nói rằng “Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung" và dự đoán cuộc đời của Thúy Kiều rằng “Trăm năm trong cõi người ta, (1) /Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau. /Trải qua một cuộc bể dâu, /Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Vẻ đẹp có một không hai của Thúy Kiều là vẻ đẹp ẩn chứa nỗi bất hạnh.
+ Về tâm đức: Gia đình gặp cơn tai bay vạ gió, Kiều quyết định “Bán mình chuộc cha” “bên tình bên hiếu” hóa nên những cơn đau vò xé, bào bọt tấm lòng nàng. “ Duyên hội ngộ, đức cù lao,/ Bên tình bên hiếu, bên nào nặng hơn?/ Để lời thệ hải minh sơn,/ Làm con trước phải đền ơn sinh thành./ Quyết tình nàng mới hạ tình:/Dẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha!”
Nhưng mà từ trong tấm lòng đau ấy đã bùng lên ánh sáng của tâm đức, của tình yêu và lòng hiếu thảo của Thúy Kiều qua đoạn trích  “Mã Giám Sinh mua Kiều”. Nàng muốn níu giữ tình yêu nhưng lại xót tình máu mủ ruột rà “Ngày xuân em hãy còn dài/ Xót tình máu mủ, thay lời nước non./ Chị dù thịt nát xương mòn/ Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.”. Những ngày Kiều bị “khóa xuân” ở lầu Ngưng Bích, nàng thương mình thì ít mà sót thương cho người yêu, cho cha thì nhiều. Hình ảnh người yêu và cha cứ rung lên trong cảm xúc sót xa, đầy mặc cảm tội lỗi của nàng.
Thúy Kiều nhớ Kim Trọng vì cảnh trăng đẹp khiến nàng lại nhớ cảnh cùng Kim Trọng uống rượu thề dưới đêm trăng. Nàng cảm thấy có lỗi vì đã phụ tình người yêu: “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,/ Tin sương luống những rày trông mai chờ./ Bên trời góc bể bơ vơ, /Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.” (Kiều ở lầu Ngưng Bích) Càng nhớ người yêu, Thúy Kiều càng cảm thấy thấm thía cảnh bơ vơ trơ trọi nơi góc biển của mình, càng nuối tiếc mối tình đầu trong trắng ngây thơ cho nên mười lăm năm lưu lạc. Kiều vẫn nhớ đến Kim Trọng. Kiều là cô gái chung thủy.
          Kiều nhớ thương cha mẹ da diết và day dứt khôn nguôi vì không thể phụng dưỡng được cha mẹ: “Xót người tựa cửa hôm mai,/ Quạt nồng ấp lạnh, những ai đó giờ?/ Sân Lai cách mấy nắng mưa, / Có khi gốc tử đã vừa người ôm?” (Kiều ở lầu Ngưng Bích). Tấm lòng hiếu thảo của Kiều làm người đọc xúc động, một cô gái đã hi sinh cả tuổi thanh xuân vì cha mẹ mà vẫn băn khoăn áy náy vì chưa làm tròn chữ hiếu. Đó là tình cảm cao đẹp đáng được ngưỡng mộ.
Khoảng cách không gian thời gian vô cùng với những câu hỏi tu từ, những câu cảm thán cứ như những cơn sóng xoáy sâu vào, làm cồn lên nỗi đau xé ruột của lòng nàng: “Buồn trông cửa bể chiều hôm.../Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
          - Kiều bị xô vào cuộc đời dâu bể: 
          + Thúy Kiều sau khi bán mình chuộc cha, nàng bị biến thành món hàng cho kẻ bất lương cò kè mặc cả:Cò kè bớt một thêm hai, /Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm.” Kiều rơi vào tay Tú Bà và Mã Giám Sinh sau đó lưu lạc nơi lầu xanh. Tuổi thanh xuân bị khóa bị giam lỏng nơi lầu xanh “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân/vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
+ Thúy Kiều Phải xa lánh người yêu, gia đình, sống cuộc đời trôi nổi nơi “Cửa bể chiều hôm”, “trước lầu Ngưng Bích”. Điệp từ “buồn trông” cùng với những hình ảnh cảnh vật không gian như gợi, như khơi, như đã vẽ lên từng cảm nhận tinh tế, từng nét điệu hồn riêng của nàng “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. Nguyễn Du hóa lòng mình vào lòng Kiều, cùng Kiều giãi bày nỗi buồn vô vọng, mênh mang. Nhà thơ hiểu nỗi buồn đau của nhân vật và thương nhân vật như chính con đẻ của mình. Vậy nên ông mới viết nên được những câu thơ chan chứa nước mắt. Như Chế Lan Viên đã từng nói “Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép” là vậy đó.
Nguyễn Du đã hóa thân vào nàng Kiều để cùng đau, cùng buồn, cùng cất lên tiếng kêu xé ruột với nàng qua một số cảnh như: Kiều bán mình chuộc cha, Kiều bị Hoạn Thư đánh đập, Kiều mắc lừa Hồ Tôn Hiến..Cùng thời kì văn học này, chúng ta cũng bắt gặp tiếng nói đồng cảm, trân trọng, ngợi ca người phụ nữ qua một số tác giả như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu...Hồ Xuân Hương thì mượn hình ảnh bánh trôi nước để giãi bày cuộc đời chìm nổi bấp bênh của người phụ nữ “bảy nổi ba chìm với nước non”. Còn Nguyễn Đình Chiểu lại xót xa cho số phận trôi nổi ba đào của Kiều Nguyệt Nga, để giữ trọn tấm lòng chung thủy với Lục  Vân Tiên, nàng kiên quyết khước từ với con trai quan Thái sư nên bị bắt đi cống giặc Ô Qua; bị Bùi Kiệm cưỡng ép, đến nỗi phải trốn vào rừng sống cuộc đời lẩn lút tủi cực. Qua số phận của những người phụ nữ đó, các tác giả đều nói lên tấm lòng trân trọng ngợi ca với họ. Đó là tiếng nói nhân đạo vô cùng sâu sắc.
KB: Từ hình ảnh cuộc đời của Thúy Kiều, bằng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình sâu sắc, Nguyễn Du đã thể hiện một cái nhìn nhân văn sâu sắc, một tấm lòng đồng cảm yêu thương trân trọng con người, nhất là đối với người phụ nữ, một thái độ phê phán gay gắt xã hội phong kiến vô nhân đạo. Một bài thơ hay để đạt được giá trị nghệ thuật của nó không thể không có yếu tố nhân đạo như lời đầu tôi có trích dẫn lời của Tố Hữu: “Bài thơ hay làm cho người ta không còn cảm thấy câu thơ, chỉ còn cảm thấy tình người.”. Nghệ thuật phải là sự thật là nghệ thuật “vị nhân sinh”.          

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.