Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2013

Nguyễn Khuyến - nhà thơ làng cảnh Việt Nam


Đề 2: Nhà thơ Xuân Diệu viết: "Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam". Hãy làm sáng tỏ nhận định trên bằng việc phân tích chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến.
II. Dàn ý.
1. Mở bài. Dẫn: nhà thơ Đỗ Trung Quân đã từng viết:Quê hương là chùm khế ngọt/ Cho con trèo hái mỗi ngày..”.hai tiếng quê hương gắn bó bao đời nay với mỗi con người Việt Nam. Có nhiều tác phẩm văn học ngợi ca quê hương...NK là nhà thơ gắn bó nhiều với làng quê...Xuân Diệu đánh giá " Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng cảnh VN". Một trong số những tác phẩm viết về quê hương của ông đó là chùm thơ thu.
2. Thân bài.
*Luận điểm 1: Giới thiệu chung về thơ ca viết về mùa thu.
Mùa thu rất quen thuộc trong thơ ca từ cổ chí kim, vốn là đề tài muôn thưở gần gũi và quen thuộc của các thi nhân. Mùa thu là mùa đẹp gợi cảm hứng cho các nhà thơ thổ lộ tâm tình của mình. Trước Nguyễn Khuyến, cảnh thôn quê đã từng xuất hiện ít nhiều trong thơ Nguyễn Trãi:“Ao cạn, vớt bèo cấy muống/Đìa thanh phát cỏ ương sen”, và một số nhà thơ trung đại khác. Nhưng chỉ đến Nguyễn Khuyến, văn học mới thực sự trở về làng quê, về với người dân nơi thôn dã. Nguyễn Khuyến “nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam là thơ Nôm” (Xuân Diệu) ông có chùm thơ viết về mùa thu gồm 3 bài thu điếu thu vịnh, thu ẩm. Ba bài thơ mỗi bài có những vẻ đẹp khác nhau song hội tụ lại đều nói về cảnh thu, hồn thu về làng cảnh,cuộc sống ,phong tục,con người. Trong thơ Nguyễn Khuyến phảng phất một cái buồn lặng lẽ như chính tâm hồn của nhà thơ. Mọi cảnh vật đều đẹp ,thanh sơ mang màu sắc của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ với một bầu trời thu xanh cao,một không khí bảng lảng sương khói,một làn gió thu se lạnh, một ao bèo, một thuyền câu,...những hình ảnh này không chỉ là các chi tiết về vùng quê mà nó còn chứa đựng cả tâm hồn nhà thơ .
*LĐ 2 Hình ảnh thôn quê hiện lên trong cả ba bài về mùa thu của Nguyễn Khuyến. Ba bài Thu Điếu,Thu Vịnh,Thu ẩm thể hiện tập trung nhất sự đa dạng và tinh tế của tác giả. Ở “Thu Vịnh” là một bức tranh toàn cảnh về bầu trời mùa thu ở làng quê: một bầu trời thu xanh cao, một vài cần trúc lơ thơ trước gió, một làn khói thu,...một vài chùm hoa còn sót lại từ năm trước và cuối cùng là tiếng kêu của những con ngỗng trời đi tránh rét thật gợi cảm. “Thu Vịnh Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,/Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu./Nước biếc trông như tầng khói phủ,/ Song thưa để mặc bóng trăng vào/ Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái, Một tiếng trên không ngỗng nước nào? Bức tranh làng cảnh của quê hương trở nên sinh động ,có hồn hơn chính là tiếng kêu này.Toàn bài thơ gợi một cái gì tĩnh lặng.Tác giả tả cảnh làng quê gắn liền với hình ảnh rất đặc trưng của nó, Từ cao xuống thấp,từ xa đến gần, bằng thị giác,thính giác và bằng cả sự tâm tưởng,tâm hồn ưa quan sát,suy tư. Thấy được tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ. Trong “Thu điếu” cũng là một bức tranh quê rất có hồn. Bao trùm lên bức tranh ấy là một bầu không khí tĩnh lặng yên ắng, không gian làng quê nên thơ mà lặng lẽ, đượm buồn. “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo/ Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo/Sóng biếc theo làn hơi gợi tí/ Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo/Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt/ Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”. Trong thế giới ao thu ấy, cái gì cũng nhỏ bé nhẹ nhàng. không gian,thời gian,cảnh sắc ,con người dường như bị thu hẹp lại trong một con thuyền câu bé tẻo teo, ở những chiếc lá vàng đang bị cuốn đi trước gió, ở cái quanh co,vắng lặng của một ngõ trúc,...vv. Không gian và cõi lòng nhà thơ đều tĩnh lặng mà không hoang vắng,có âm thanh cá đớp động dưới chân bèo. Đó chính là những hình ảnh quen thuộc về làng quê Đồng bằng Bắc Bộ, quê hương của tác giả. Câu thơ ấy gợi ta nhớ tới một vần thơ cổ “Ngô đồng nhất diệp lạc/ Thiên hạ cộng tri thu” (Ngô đồng một lá rời cành/ Báo cho thiên hạ tin lành thu sang). Nhìn chiếc lá vàng rụng ta biết mùa thu đã sang. Ở đây NK không chỉ nhìn mà ông còn thấy tiếng lá rơi “sẽ đưa vèo”. Sau này Tản Đà cũng có câu thơ tương tự “Vèo trông lá rụng đầy sân”. Chữ vèo trong 2 câu thơ của 2 nhà thơ đều thể hiện được tâm trạng bâng khuâng trước cảnh trời. Với bài Thu ẩm. Nếu như hai bài thơ trên nói đến “trời thu”, “ao thu” thì ở bài này ông không nói đến chữ thu ở các câu ông đều nói chuyện uống rượu. Ở hai bài thơ trên tác giả tả cảnh thu nhiều hơn, hướng về thiên nhiên nhiều hơn ở bài này.Tác giả ngồi trong cảnh ngôi nhà “cỏ thấp le te” nhìn ra ngoài thấy “ngõ tối” “đêm sâu và đom đóm lập lòe”, “làn ao lóng lánh”, trời thì “xanh ngắt”...vv “Năm gian nhà nhỏ thấp le te/ Ngõ tối đêm khuya đóm lập lòe/ Lưng dậu phất phơ màu thoáng nhạt/ Làn ao lóng lánh bóng trăng loe/ Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt”.Ở đây chúng ta thấy một nét độc đáo của cá tính,một thú vui,nét đẹp của tâm hồn,chứ không phải là sự đam mê ẩm thực dung tục. Tóm lại với ba bài thu, Nguyễn Khuyến đã tái hiện cảnh thôn quê của Đồng bằng Bắc bộ, một khung cảnh bình dị dân dã quen thuộc gợi cho chúng ta thấy yêu làng cảnh quê hương hơn.
LĐ 3: Hình ảnh con người - nhân vật trữ tình: Trong chùm thơ thu NK ta không chỉ bắt gặp cảnh mà còn bắt gặp hình ảnh con người thi nhân. Nếu trong thơ ca trước đó, tính ước lệ, quy phạm khiến cho hình ảnh của tác giả thường mờ nhạt, khó có thể cụ thể giọng điệu cảm xúc thì ở chùm thơ thu này, hình ảnh Nguyễn Khuyến hiện lên rất rõ. Đó là hình ảnh của một con người với tâm trạng thế tình vời vợi, khôn khuây. Tập trung thể hiện rõ nét là ba cặp câu thơ kết của ba bài. Trong “Thu điếu” ta thấy dáng ngồi câu cá “tựa gối ôm cần” thú vui câu cá tao nhã của thi nhân “Tựa gối ôm cần lâu chẳng được/Cá đâu đớp động dưới chân bèo”. Tiếng cá kia cũng chỉ tồn tại trong sự liên tưởng mà thôi chứ thực chất bức tranh mùa thu tĩnh lặng tuyệt đối, cái giật mình là giật mình của một tâm trạng chưa bao giờ yên cả. Trong “Thu Vịnh” tác giả cảm thấy “thẹn”, cái thẹn đó có thể là thẹn về nhân cách hay về tài thơ so với Đào Tiềm. Phải chăng đó chỉ là cái cớ cho một nỗi thẹn thường trực của thi nhân với non sông đất nước?.“Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,/ Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào”.Và đến “Thu ẩm” thì nỗi đau, nỗi cô đơn đã hiện ra cả hành động. “ R­îu tiÕng r»ng hay, hay ch¶ mÊy,/ §é d¨m ba chÐn ®· say nhÌ”. Đó là hành động mượn rượu giải sầu. Điều đó đã cho thấy cảm giác của nỗi khôn nguôi, nỗi cô đơn, của một thân phận cô độc trong thời tao loạn, lủi thủi sống nơi thôn quê.
Nguyn Khuyến đÕn vi chïm th¬ thu, lÈn trèn vµo kh«ng gian trêi n­íc Êy ®Ó cè mµ quªn, ®Ó dÞu m¸t nh÷ng nçi niÒm d©n n­íc ®au ®¸u c¶ mét ®êi con ng­êi. BiÕt bao ng· rÏ cña cuéc ®êi, ông t×m vÒ víi Yên Đổ để tìm cuộc sống thôn quê bình dị để sống cuộc sống an nhàn. S¸ng t¹o ë ®©y chÝnh lµ t©m tr¹ng thêi thÕ, t©m sù ®Êt n­íc rÊt riªng cña NguyÔn KhuyÕn. §ã lµ t©m tr¹ng cña mét con ng­êi trÜu nÆng suy t­ vÒ h¹nh phóc, vÒ ®éc lËp tù do cña quª h­¬ng mµ b¶n th©n «ng th× bÊt lùc. T©m sù Êy ®· trë ®i trë l¹i trong nhiÒu bµi th¬ kh¸c cña «ng: “N¨m canh m¸u ch¶y ®ªm hÌ v¾ng,/ S¸u kh¾c hån tan bãng nguyÖt mê./ Cã ph¶i tiÕc xu©n mµ ®øng gäi/ Hay lµ nhí n­íc vÉn n»m m¬...(Cuèc kªu c¶m høng). Điều đó khiến cái tôi thi nhân của nhà thơ như muốn tan vào không gian trời nước thu để khuây khỏa cõi lòng. Ông day dứt về quê hương đất nước, mặc cảm cứ tự trách mình hổ thẹn với non sôn “Ơn vua chưa chút báo đền,/ Cúi trông thẹn đất, ngửa trông thẹn trời”(Di chúc)
Ba bài thơ tuy giống nhau về diểm nhìn của tác giả,hệ thống các phương thức biểu hiện.Nhưng mỗi bài lại mang một nét độc đáo của thơ Nguyễn Khuyến.Làng cảnh Việt Nam đặc sắc,quen thuộc,đơn sơ,dung dị,đáng yêu.Cái hồn của quê hương hiện lên thật rõ ràng.Nó rất tiêu biểu cho thơ trữ tình của Nguyễn Khuyến về quê hương thanh đạm,tinh tế,vài nét chấm phá mà vẫn hội tụ được nhiều vẻ đẹp .
KB: Nông thôn là đề tài hết sức quen thuộc trong thơ Nguyễn Khuyến.Ông viết nhiều, viết đúng và viết hay về thiên nhiên, con người, cuộc sống thôn quê. Nguyễn Khuyến được mọi người suy tôn là thi sĩ của nông thôn quả là xứng đáng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.