Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

LẠC BƯỚC
“ - Xoẹt ! Xoẹt! Xoẹt!
Những tiếng kêu cứ phát ra từ những lá cỏ sắc nhọn đang cứa từng vết trên cơ thể tôi. Bộ trang phục lành lặn của ngày hôm qua giờ đã rách tả tơi như những lá chuối già gãy rộp treo lủng lẳng quanh gốc. Mặt tôi mếu máo cùng với mồ hôi nhễ nhại lăn dài trên lưng, đôi khi thấy buồn buồn tưởng chừng như con gì đang bò khiến tôi rợn cả người . Tôi đang cố rẽ những cành cây cỏ rậm rạp, băng mình giữa đại ngàn hoa lá để tìm lối thoát. Tôi đi lung tung, lục sà lục sục tìm lối mòn để về mà chẳng thấy.
Tôi là một người nông dân nghèo, tay trần chân đất. Nhưng tôi được trời phú cho cơ thể cường tráng, mình đồng da sắt với làn da đen bóng loáng và bộ cơ lực lưỡng.
Hôm qua tôi quyết đi xa kiếm củi, hi vọng lấy được củi to đẹp để bán được giá cao hơn. Tôi bị lạc vào rừng Vải của nhà ai đó đã bỏ hoang từ lâu. Những cây vải đã già, chẳng cây nào có quả và cỏ thì xanh tốt, cao nghều, chừng hai đầu người như tôi che hết mọi luồng ánh sáng.
Đã hai ngày trôi qua tôi bỏ đói giữa rừng hoang, cơ thể tôi gần như kiệt sức. Tôi tranh thủ hái lấy mấy lá cây nhai cho đỡ đói. Tuy tôi có bộ cơ da săn chắc nhưng cũng không thể tránh khỏi những tổn thương do gai rừng và cây cỏ gây nên. Dù mệt mỏi nhưng tôi vẫn đặt cho mình niềm tin, nghị lực. Tôi tự nhủ:
- Không! Mình không thể bỏ thân nơi rừng hoang này được!
Tôi nhìn những cây cỏ thầm nghĩ nó có ai giúp, chăm sóc đâu mà vẫn xanh tốt đó thôi. Rồi tôi lại tin vào sự sống của mình. Đúng vậy chỉ khi con người sống có niềm tin họ mới làm nên tất cả.
***
- Meo! Meo! Meo!
Trong cơn đói đang lả người, nghe tiếng mèo rừng kêu, tôi rượt đuổi theo nó với hi vọng bắt được thì thịt nó ăn tạm. Bắt được tôi vui mừng khôn siết. Đương lúc định lấy dao mổ nó thì ai ngờ bị nó vồ, cào cho tôi mấy cái rồi chạy mất.
Thương tật trên cơ thể tôi ngày càng nặng hơn. Tôi ngồi một chỗ lau chữa vết thương. Toàn thân tôi bị tê liệt, kiệt sức.
Đúng lúc buông tay với tất cả, chẳng thể làm gì nữa thì lại nghe tiếng động. Tôi sợ hãi vì sợ lợn rừng ăn thịt tôi. Nhưng rồi trên khuôn mặt tôi đã nở nụ cười như mặt trời vừa hiện lên sau hai ngày âm u mưa bão.
Có tiếng người nói chuyện dằng xa. Tôi thét lên vói giọng run run:
- Cứu tôi với! Cứu tôi với!
Có hai người tiến lại gần tôi. Đôi mắt tôi mờ mờ cũng nhận ra được đó là hai vợ chồng nhà hàng xóm anh Phấn, chị Thước.
Họ sắng sốt nhìn tôi, chị Thước nhìn tôi ân cần:
- Anh Kéo! Anh bị sao vậy? Xưa nay anh khỏe lắm cơ mà?
Mệt mỏi quá, tôi thều thào đáp:
- Ừ thì tôi khỏe! Nhưng nào ai khỏe được mãi đâu. Tôi đã bị lạc vào đây và bỏ đói hai ngày, giờ còn sức đâu nữa!
Chị Thước thương tình, cầm đôi bàn tay tôi nhẹ nhàng đưa nắm cơm và nói:
- Vợ chồng tôi có mớ cơm nắm, anh ăn tạm đi?
Tôi xúc động không nói nên lời. Vì cơn đói nên tôi cũng chẳng biết xấu hổ nữa. Tôi vội vàng mở nắm cơm và gặm từng miếng to bự vội vàng nhai và nuốt, suýt nữa thì nghẹn.
Chị Thước phát đường còn anh Phấn dìu đưa tôi về.
Về nhà tôi thịt gà làm cơm mời hai vợ chồng họ. Từ đó tình cảm hàng xóm của chúng tôi ngày càng thắm thiết.
Tôi cũng nhận ra một điều rằng: Chốn rừng sâu rậm rạp để đi lấy củi dễ dàng, lần sau tôi phải đi phát đường trước.”
*Hết*

Trong cuộc đời mỗi con người cũng vậy, để đến được cái đích cuối cùng mà ta mơ ước, không phải ta cứ đi đại, di bừa mà cần phải vạch ra những mục tiêu kế hoạch.
Sau mấy ngày tôi bị lạc giữa chốn phố thị xa hoa, không một người thân quen, làm công nhân tại một công ti may, hằng ngày tiếp cận với Vải, Kéo, Thước, Phấn, tôi nhận ra một điều rằng: Cuộc đời ta như tấm vải, ta như cái kéo, để có thể đi được đến thành công, cần vẽ ra cho mình con đường thẳng nhất.
Và: Trên con đường thành công không thể có dấu chân của một mình bạn
“ĐỪNG BAO GIỜ ĐI ĂN MỘT MÌNH”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.